Cần có quy định cụ thể, chi tiết về bảo mật thông tin khách hàng cũng như trách nhiệm của ngành thuế và ngân hàng trong việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.
LTS: Theo Nghị định 126/2020 có hiệu lực từ ngày 5-12-2020, các ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng khi được ngành thuế yêu cầu. Quy định mới này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều ý kiến băn khoăn về tính bảo mật thông tin cá nhân, quyền công dân của khách hàng.
Xung quanh việc ngân hàng (NH) phải cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho ngành thuế vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc, cần làm sáng tỏ.
“Tạo sự công bằng trong kinh doanh”
Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế nêu rõ: Người đứng đầu cơ quan thuế được quyền yêu cầu NH cung cấp các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch… của người nộp thuế. Đáng chú ý, việc cung cấp thông tin này được thực hiện định kỳ.
Theo đó, việc cung cấp thông tin được thực hiện lần đầu trong 90 ngày kể từ khi Nghị định 126 có hiệu lực (kể từ ngày 5-12-2020) và cập nhật các thông tin về tài khoản hằng tháng trong 10 ngày đầu mỗi tháng.
“Việc cung cấp các thông tin kể trên nhằm phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế” – nghị định nêu rõ.
Cần bảo mật thông tin khách hàng
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc NH Agribank, cho biết: Từ trước đến nay, phía NH vẫn cung cấp các số liệu liên quan khi có yêu cầu của cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng khác. Tuy nhiên, đó không phải là công việc thường xuyên, liên tục và cũng không phải với số lượng khách hàng lớn.
Ngân hàng được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho ngành thuế. Ảnh: THÙY LINH
Đồng thời phải có hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về thanh toán để các bên liên quan có thể kết nối tự động, tương tự hình thức truy cập dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng trên CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia VN). Bởi lẽ các NH khó có đủ nhân lực để cung cấp các số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế một cách đại trà.
“Vậy cách thức NH thương mại cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho ngành thuế ra sao? NH thực hiện nghĩa vụ này là khó khăn nên rất mong có hướng dẫn cụ thể để thực hiện đúng quy định” – đại diện Vietcombank thắc mắc.
Các cơ quan chức năng cần phải đưa ra các quy định chi tiết hơn những trường hợp nào thì cơ quan thuế được quyền yêu cầu cung cấp thông tin . Ảnh minh họa
Chế tài nặng nếu làm rò rỉ thông tin khách hàngĐại diện một doanh nghiệp cho rằng cần có thông tư hướng dẫn Nghị định 126/2020 cụ thể, rõ ràng. Trong đó nêu rõ đối tượng, tiêu chí khách hàng nào phải cung cấp thông tin, từ đó xác định phương thức cung cấp. Đồng thời, không tạo ra những thủ tục hành chính phức tạp làm tốn thêm chi phí cho các bên liên quan. “Quan trọng nhất là quy định cụ thể về cam kết bảo mật thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý, NH. Trong trường hợp vi phạm bảo mật thông tin thì sẽ bị chế tài, xử lý ra sao. Thậm chí cần đưa quy định xử lý hình sự nếu để rò rỉ thông tin gây thiệt hại, ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức” – đại diện doanh nghiệp này kiến nghị. |
Nguồn: https://plo.vn/kinh-te/tranh-luan-viec-ngan-hang-chuyen-thong-tin-tai-khoan-cho-thue-952738.html