Hướng dẫn khởi kiện tranh chấp thừa kế

Luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty luật, Hãng luật, Luật sư giỏi ở TpHCM. Nhanh chóng – Uy tín – Hiệu quả. Hotline: 0971.130.768

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc Tòa án nào? 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc về Tòa án nơi có bất động sản nếu tài sản thừa kế là bất động sản. 

Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền xem xét, giải quyết vụ việc về tranh chấp về thừa kế tài sản và quyền hạn ra quyết định khi xem xét, giải quyết vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự  của Tòa án.

Thứ nhất, tranh chấp về thừa kế tài sản thì là vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 

– Căn cứ vào khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thứ hai, tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện. 

– Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật này (trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều này). Mặt khác, tranh chấp về thừa kế tài sản được quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật này đã nêu trên.

Thứ ba, tranh chấp về thừa kế tài sản (bất động sản) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. 

– Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Toán án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. 

Căn cứ pháp lý:

– Điều 26, 35, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện vụ án về tranh chấp thừa kế. 

Tranh chấp về thừa kế, tuy không bắt buộc các bên phải hòa giải trước khi khởi kiện, nhưng pháp luật khuyến khích hòa giải tại cơ sở.

Nếu hòa giải thành, họ có quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành.

Nội dung hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Các giấy tờ về nhân thân như: Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện nhằm xác định họ và tên, địa chỉ người khởi kiện và chứng minh mối quan hệ giữa người khởi kiện với người để lại di sản thừa kế; 

(2) Di chúc (nếu có);

(3) Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

(4) Bản kê khai các di sản;

(5) Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản và nguồn gốc di sản;

(6) Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản hòa giải ở cơ sở, văn bản khước từ nhận di sản (nếu có); 

(7) Các giấy tờ về nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế phải thực hiện như giấy biên nhận nợ, các khoản thuế phải đóng, nghĩa vụ cấp dưỡng…(nếu có);

(8) Đơn khởi kiện (theo mẫu). Tất cả các giấy tờ phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi tranh chấp di sản thừa kế. Đây là các nội dung được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. 

Liên hệ luật sư để tư vấn thêm: 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LIÊN PHƯƠNG

văn phòng luật sư liên phương

Địa chỉ: 9/8 Phạm Văn Hai, Phường 01, Quận Tân Bình, TPHCM

Điện thoại: (028)-38 47 69 45
ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0971.130.768 – 0909.700.257

(Tư vấn qua đường dây nóng từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày kể cả Thứ Bảy, Chủ Nhật)

 

Bạn có thể quan tâm
Loading...

0971 130 768